Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 7 tuổi hay bị nôn. Khi xảy ra trường hợp này, nhiều phụ huynh chưa biết cách xử trí như thế nào là đúng. Vậy trẻ 7 tuổi hay bị nôn có nguy hiểm không và bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị nôn? Bài viết dưới đây của Parent Coach Thanh Nguyễn – Chuyên gia giáo dục sớm sẽ giúp bố mẹ giải đáp những thắc mắc này một cách chi tiết.
Vì sao trẻ 7 tuổi hay bị nôn?
Trước khi tìm hiểu cách xử trí khi trẻ 7 tuổi hay bị nôn, bố mẹ cần nắm được nguyên nhân cụ thể khiến trẻ gặp tình trạng này. Trong nhiều trường hợp, có thể là do trước đó trẻ ăn quá nhiều hoặc uống nước quá no. Điều này khiến trẻ phải nôn ra một phần thực ăn để cơ thể trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu như trẻ ôn mửa liên tục và có dấu hiệu mệt mỏi thì bố mẹ cần tìm hiểu kỹ bởi con có thể đang bị nôn do một trong các nguyên nhân sau:
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa chủ yếu là do tác động của vi khuẩn hoặc kí sinh trùng gây ra. Ở giai đoạn 7 tuổi, trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Nếu trẻ có cơ địa yếu thì rất dễ bị vi khuẩn và kí sinh trùng tấn công vào đường tiêu hóa, nhất là giun sán.
Khi thâm nhập vào đường tiêu hóa, vi khuẩn và kí sinh trùng sẽ “chiếm” hết các dưỡng chất và thải ra các chất độc làm kích ứng vùng niêm mạc ruột. Những biểu hiện ở trẻ 7 tuổi hay bị nôn do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa có thể kể đến như: ăn nhiều nhưng vẫn gầy, thường xuyên bị đau bụng khi đói, đôi lúc có thể xảy ra tình trạng sốt và tiêu chảy.
Ngộ độc thực phẩm
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi hay bị nôn là do ngộ độc thực phẩm. Thời gian phát cơn nôn từ 2 – 12h sau khi ăn trẻ ăn phải các loại thực phẩm không được đảm bảo an vệ sinh thực phẩm. Khi bị ngộ độc thực phẩm, trẻ thường có biểu hiện nôn kèm với bị tiêu chảy, rất ít trường hợp trẻ bị sốt. Nếu như trẻ nôn và có kèm sốt thì có thể không do nguyên nhân ngộ độc thực phẩm.
Bệnh viêm dạ dày
Viêm dạ dạy ở trẻ do tác động của virus đến từ một số tổn thương khác ở các bộ phận trong cơ thể. Virus từ một số bệnh có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu của trẻ có thể kể đến như: viêm màng não, viêm ruột thừa, viêm cầu thận, tăng áp lực hộp sọ,… Do vậy, phụ huynh cần lưu ý điều này để có thể đưa giải pháp xử trí phù hợp nhất. Trong trường hợp khẩn cấp, bố mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viên để các bác sĩ kiểm tra.
Tắc ruột
Trẻ 7 tuổi hay bị nôn có thể nguyên nhân là do trẻ đang bị tắc ruột. Bệnh lý ít gặp ở trẻ em, tuy nhiên khả năng xảy ra không phải là không có. Khi bị tắc ruột, trẻ có biểu hiện đau bụng rất dữ dội. Đây là bệnh khá nguy hiểm nên khi gặp tình trạng vừa nêu, bố mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viên thăm khám. Một số biểu hiện thường gặp khi trẻ bị tắc ruột là; trẻ đau bụng dữ dội, nôn ra mật xanh không kèm triệu chứng đi đại tiện, đổ nhiều mồ hôi, da nhợt nhạt.
Trào ngược dạ dày thực quản
Đây được xem là bệnh lý khá hiếm gặp ở trẻ em, nhưng trong thời gian gần đây lại có khá nhiều trẻ em gặp phải tình trạng này. Vậy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ 7 tuổi hay bị nôn do bị trào ngược dạ dày thực quản là do đâu? Đó là do thói quen xấu của trẻ khi ăn, trẻ ăn quá nhiều thức ăn trong thời gian ngắn, vừa ăn vừa hoạt động mạnh, nhiều trẻ lại hay có thói quen là nằm khi ăn,… Điều này có thể làm cơ thắt tâm vị không thể thắt chặt, khiến cho thức ăn không được tiêu hóa mà trào ngược lên thực quản gây ra tình trạng nôn ói.
Trẻ 7 tuổi hay bị nôn có nguy hiểm không?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 7 tuổi hay bị nôn, do đó bố mẹ cần xác định đúng nguyên nhân để có xác định được mức độ nguy hiểm. Theo dõi biểu hiện của con xem tình trạng nôn có thuyên giảm không. Trong trường hợp trẻ bị nôn và xuất hiện thêm các dấu hiệu của triệu chứng ngộ độc, nhiễm trùng đường ruột hay các bệnh ở đường ruột thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ 7 tuổi hay bị nôn?
Bù nước, bù điện giải
Đây là giải pháp được khuyến cáo bởi các chuyên gia cho tình trạng trẻ 7 tuổi hay bị nôn. Bù nước, bù điện giải sẽ đảm bảo cho bé cân bằng lại sau khi mất hụt lượng nước do tình trạng nôn nhiều. Bố mẹ có thể pha dung dịch Oresol cùng với nước cho con uống từng ngụm một. Hoặc có thể kết hợp thêm một chút đường muối hoặc nước trái cây để có vị ngon hơn giúp bé dễ uống.
Dùng thuốc chống nôn
Thuốc chống nôn chỉ được dùng khi bé có tình trạng nôn liên tục và không có dấu hiệu giảm. Khi dùng thuốc chống nôn cho trẻ thì bố mẹ cũng nên chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc cũng như thâm vấn ý kiến bác sĩ. Các loại thuốc chống được khuyên dùng cho trẻ là: Metoclopramide, Promethazine, Ondansetron,…
Tăng cường sức đề kháng
Tăng cường sức đề kháng sẽ giúp trẻ có sức khỏe tốt, chống lại được sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Chúng ta biết rằng phần lớn các nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi hay bị nôn là do nhiễm khuẩn đường ruột. Do vậy, khi có sức đề kháng tốt, cơ thể trẻ sẽ có thể “đánh bại” các tác nhân gây hại, giúp trẻ hạn chế tốt đa tình trạng nôn.
Đưa trẻ đến bệnh viện
Bố mẹ cần theo dõi các triệu chứng của trẻ để có thể đưa ra phương án xử lý phù hợp. Nếu sau khi nôn, trẻ vẫn có thể vui chơi, hoạt động bình thường tại nhà thì bố mẹ theo dõi để bù nước, bù điện giải cho trẻ mau khỏe. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện các tình trạng nặng hơn như: nôn ra dịch mật hoặc máu, nôn quá 24h, nôn kèm sốt, đau bụng nhiều, có biểu hiện mất nước, không tiểu trong 24h, trẻ bị lừ đừ,… thì bố mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin bổ ích giúp bố mẹ giải đáp cho câu hỏi trẻ 7 tuổi bị nôn có nguy hiểm không và bố mẹ nên làm gì khi trẻ gặp tình trạng này. Hy vọng với bài viết trên, bạn sẽ góp nhặt thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm về giáo dục sớm. Bố mẹ nên học thêm kiến thức về dinh dưỡng với Khóa học Dinh Dưỡng chuẩn Y Khoa cho Trẻ để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Hãy liên hệ ngay với PF2B – Parent Coach Thanh Nguyễn – Chuyên Gia Giáo Dục Sớm để được tư vấn và giải đáp chi tiết các thắc mắc bạn nhé!
Parent Coach Thanh Nguyễn
Địa chỉ: Vinhome Grand Park, TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Phone: 0984 000 963
Email: ngtngocthanh369@gmail.com
Website: https://nguyenthingocthanh.com