Back
HomeHành trình Giáo Dục sớmNhững điều ba mẹ cần biết về sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Những điều ba mẹ cần biết về sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi là những kiến thức mà ba mẹ cần phải nắm rõ để có thể đảm bảo con trẻ đang phát triển bình thường và ổn định. Trẻ 8 tháng tuổi có sự phát triển gì về thể chất, trí não và cảm xúc? Những vấn đề thường gặp ở trẻ 8 tháng tuổi và cách xử lý? Hãy cùng Parent Coach Thanh Nguyễn tìm hiểu về những thay đổi và sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi trong bài viết này nhé!

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi bao gồm cả về thể chất, trí não lẫn nhận thức và cảm xúc. Đây là thời điểm phát triển quan trọng trong hành trình đầu đời của bé, do đó ba mẹ cần phải lưu ý và có sự chăm sóc đúng cách. Dưới đây là những sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi mà ba mẹ cần lưu ý:

Các chỉ số cơ thể

Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, trẻ cũng có sự thay đổi, phát triển rõ rệt về cân nặng. Cụ thể, theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), cân nặng trung bình của bé trai 8 tháng tuổi dao động khoảng 6,3 – 10,2kg, bé gái khoảng 6,9 – 10,7kg. Về chiều cao ghi nhận được của bé 8 tháng tuổi nam sẽ khoảng 66,2 – 75cm, bé gái sẽ khoảng 64 – 73,5cm.

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi về thể chất

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi về thể chất vận động thể hiện rõ rệt ở kỹ năng vận động thô (khả năng điều khiển và phối hợp các nhóm cơ lớn) và vận động tinh (khả năng điều khiển và phối hợp các ngón tay, bàn tay).

Về kỹ năng vận động thô, ở 8 tháng tuổi, trẻ đã có thể:

  • Ngồi dậy, dùng 2 tay chống đỡ vì cơ thể vẫn chưa cứng cáp, đầu bé có thể hơi hướng về phía trước.
Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi về thể chất vận động
Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi về thể chất vận động
  • Lật người nằm sấp và nằm ngửa thường xuyên, đồng thời cử động liên tục tay và chân, dùng chân để với lấy những đồ vật ở gần hoặc đưa chân lên miệng để mút.
  • Một dấu mốc quan trọng của trẻ 8 tháng tuổi là trẻ đã có thể bò hoặc ngồi lết đến những chỗ mà trẻ muốn đến.
  • Sử dụng tay để với lấy đồ vật, đồ chơi.
  • Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, một số trẻ đã có thể tự vịn vào các đồ vật để tự đứng lên, nhưng lúc này vẫn chưa thể tự đứng vững mà cần có sự trợ giúp của ba mẹ.

Về kỹ năng vận động tinh, trẻ 8 tháng tuổi đã có thể thực hiện những điều sau:

  • Sử dụng và phối hợp các ngón tay để cầm nắm đồ vật.
  • Đưa đồ vật vào miệng để mút, nếm,…
  • Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, trẻ đã có thể cầm và lắc lục lạc trong thời gian lâu hơn.

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi về cảm xúc

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi về mặt cảm xúc được thể hiện rõ ràng qua những yếu tố sau:

  • Trẻ đã có thể phân biệt được giữa người lạ và người quen, đồng thời biểu lộ cảm xúc sợ hãi khi gặp người lạ hoặc mừng rỡ khi gặp những người thân quen.
  • Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể biểu lộ cảm xúc trước những hành động mà trẻ thích hoặc không thích. Ví dụ trẻ sẽ khóc khi bị lấy mất đồ chơi hoặc cười vui khi được đưa món đồ chơi yêu thích.
  • Trẻ 8 tháng tuổi thường bắt chước cảm xúc của những người xung quanh, điều này được thể hiện ở việc trẻ thường có xu hướng khóc theo những đứa trẻ khác hoặc cười khi những người xung quanh cười.
Trẻ 8 tháng tuổi đã có sự phát triển rõ rệt về cảm xúc
Trẻ 8 tháng tuổi đã có sự phát triển rõ rệt về cảm xúc

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi về nhận thức

Trong giai đoạn đầu đời, não bộ trẻ sẽ có sự phát triển vượt bậc. Đặc biệt, ở tháng thứ 8, trẻ có tốc độ phát triển về nhận thức đáng kinh ngạc. Ba mẹ có thể nhận biết được sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi về nhận thức thông qua những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ 8 tháng tuổi đã có thị giác phát triển như người trưởng thành, trẻ đã có thể nhìn thấy rõ ràng những người và vật xung quanh.
  • Trẻ 8 tháng tuổi đã có nhận thức về sự xuất hiện và biến mất, do đó trẻ rất thích các trò chơi như ú òa, trốn tìm.
  • Trẻ đã biết chơi những đồ chơi đơn giản dành cho lứa tuổi này như đồ chơi bấm nút phát ra ánh sáng hoặc âm thanh, đây là biểu hiện của việc trẻ đã nhận thức nguyên nhân – kết quả.
  • Giai đoạn này là giai đoạn trẻ có sự phát triển vượt trội về ngôn ngữ, trẻ 8 tháng tuổi đã có thể nói những từ đơn giản, học theo cách nói của người lớn.
  • Trẻ đã có thể nghe và hiểu một số câu đơn giản của ba mẹ khi được ba mẹ dạy. Ví dụ như vỗ tay khi nghe ba mẹ nói “vỗ tay”, không tiếp tục làm điều gì đó khi người lớn nói “không”,…
  • Trẻ 8 tháng tuổi đã biết sử dụng ngôn ngữ hình thể thay cho lời nói để biểu hiện mong muốn với người lớn. Ví dụ như dang tay đòi bế hoặc lắc đầu,…
  • Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể nhận thức được sự phản chiếu hình ảnh của tấm gương.
Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi về nhận thức
Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi về nhận thức

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi rất quan trọng, bởi vậy ba mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thực đơn hằng ngày của bé để có thể đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Ba mẹ cần chú ý đến các thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein, vitamin và khoáng chất trong thực đơn hàng ngày của bé. Ngoài sữa mẹ, sữa bột và các chế phẩm từ sữa, ba mẹ có thể bổ sung cho trẻ những loại thực phẩm sau đây:

Rau củ quả

Rau củ quả là những loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngay của trẻ 8 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, ba mẹ đã có thể cho trẻ ăn hầu hết các loại trái cây từ chuối, đu đủ, dưa hấu, thanh long, táo… đến dâu tây, kiwi,… Đây đều là những loại hoa quả có chứa nhiều vitamin cũng như các chất dinh dưỡng vi mô rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Trong thực đơn hàng ngày của bé, ba mẹ cũng cần phải bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ các loại rau củ như: súp lơ, bông cải xanh, măng tây, đậu xanh, bí ngô,… Cho trẻ tập ăn rau bằng cách xay nhuyễn rau hoặc hấp mềm và cắt nhỏ các loại củ.

Cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi
Cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Thịt gà

Đối với hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi, thịt gà là loại thịt an toàn, lành mạnh cũng như bổ dưỡng hàng đầu. Ba mẹ có thể bổ sung thịt gà vào thực đơn của bé từ khi bé đạt 7 tháng tuổi. Các món ăn cho bé làm từ thịt gà như: cháo, súp, thịt xay nhỏ hoặc các món ăn khác chế biến từ nước hầm xương và thịt gà.

Theo các nghiên cứu khoa học, giai đoạn đầu đời là giai đoạn mà não bộ trẻ có sự phát triển vượt trội và đáng kinh ngạc nhất. Do đó, cá sẽ là một loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bé. Với một lượng axit béo omega-3 dồi dào, các loại cá như cá ngừ, cá hồi,… sẽ là thực phẩm lý tưởng cho sự phát triển trí não của trẻ. Ba mẹ có thể bổ sung cá vào thực đơn của bé bằng các món như cá hấp gỡ xương, tán nhuyễn nấu cháo, súp,…

Trứng

Trứng cũng là một loại thực phẩm lành mạnh phù hợp cho sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi, tuy nhiên ở một số trẻ sẽ có hiện tượng dị ứng với trứng. Do đó, ba mẹ cần cẩn thận khi cho trẻ 8 tháng tuổi ăn trứng.

Đậu phụ

Với một lượng protein dồi dào, đậu phụ sẽ là loại thực phẩm cực kỳ phù hợp cho sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi. Đặc biệt, loại thực phẩm này còn dùng được cho những trẻ mắc chứng không dung nạp đường sữa.

Một số vấn đề thường gặp ở trẻ 8 tháng tuổi

Ngoài những đặc điểm về sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi, ba mẹ cũng cần phải quan tâm, theo dõi những đặc điểm khác thường ở trẻ để có thể nhanh chóng phát hiện vấn đề và xử lý kịp thời, tránh được những hậu quả nghiêm trọng về sau. Dưới đây là những vấn đề ở trẻ 8 tháng tuổi mà ba mẹ cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện:

Trẻ 8 tháng tuổi không thể tự ngồi

Trẻ 8 tháng tuổi đã dần hoàn thiện về thể chất, do đó, nếu ở giai đoạn này trẻ vẫn không thể ngồi dậy mặc dù đã có người lớn hỗ trợ, đỡ từ phía sau và thường xuyên bị ngã khi tập ngồi. Ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ vì đây là dấu hiệu của một số tình trạng rối loạn ở trẻ.

Cơ bắp của trẻ bị cứng lại

Khi tập cho trẻ đứng, nếu chân bé không thể chạm đất một cách tự nhiên mà tay và chân vẫn co quắp lại theo kiểu cuộn tròn thì ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.

Trẻ không tự phát ra âm thanh được

Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, trẻ đã có thể học nói bập bẹ theo người lớn mặc dù chưa thể nói sõi. Tuy nhiên, nếu đến 8 tháng mà ba mẹ quan sát thấy bé vẫn hiếm khi phát ra âm thanh gì, có thể bé đang chậm phát triển, ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Đến gặp bác sĩ khi phát hiện những khác thường của trẻ trong giai đoạn đầu đời
Đến gặp bác sĩ khi phát hiện những khác thường của trẻ trong giai đoạn đầu đời

Trẻ không thể nhận diện gương mặt của người thân

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi đặc biệt thể hiện ở mặt nhận thức của trẻ. Nếu đến 8 tháng tuổi mà trẻ vẫn không thể nhận diện những người thân quen, vẫn quấy khóc và khó chịu khi được người thân như ba mẹ bế thì rất có thể bé mắc chứng rối loạn thần kinh. Chứng bệnh này có thể khiến trẻ không thể hòa nhập được với mọi người trong tương lai, sống tách biệt với xã hội.

Không thể điều khiển ánh nhìn

Nếu trẻ 8 tháng tuổi không thể tập trung nhìn vào một điểm, một đồ vật nào đó hoặc không thể di chuyển mắt theo sự di chuyển của đồ vật, không thể tìm kiếm nơi phát ra âm thanh, ba mẹ cũng nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ.

Tổng kết

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi rất rõ ràng, do đó ba mẹ cần phải đặc biệt quan tâm theo dõi để đảm bảo rằng con vẫn đang phát triển bình thường và không có vấn đề gì. Ở giai đoạn này, khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng bắt đầu phát triển vượt trội. Do đó, ba mẹ nên áp dụng phương pháp đọc sách toàn não ngôn ngữ Việtđọc sách toàn não ngôn ngữ Anh của PF2B – Chương trình giáo dục sớm hàng đầu Việt Nam để kích hoạt khả năng ngôn ngữ của bé.

Phương pháp đọc sách toàn não của PF2B sẽ kích thích các neuron thần kinh ở cả 2 bán cầu não trái và phải, theo lộ trình kích hoạt Não Phải trước – Não Trái sau trong PF2B hoàn toàn trùng khớp với tuần tự phát triển 2 bán cầu não của trẻ, giúp phát huy cân bằng tiềm năng của từng vùng Não bộ trong giai đoạn cực thịnh của chúng.

Hãy liên hệ ngay với Parent Coach Thanh Nguyễn để nhận được lộ trình giáo dục sớm cho con trong thời gian sớm nhất!

Parent Coach Thanh Nguyễn

Địa chỉ: Vinhome Grand Park, TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Phone: 0984 000 963

Email: ngtngocthanh369@gmail.com

Website: https://nguyenthingocthanh.com

Nghe trên Podcast

Bài viết trước

Parent Coach Thanh Nguyen

Parent Coach Nguyễn Thị Ngọc Thanh (Thanh Nguyễn) – mẹ của 1 bạn nhỏ sinh năm 2018 có khả năng đọc thành thạo sách Tiếng Việt từ 2.5 tuổi, Tiếng Anh từ 3 tuổi, tiếp tục với Tiếng Trung và Tây Ban Nha từ 3.5 tuổi, là một người đam mê và tâm huyết hoạt động trong lĩnh vực giáo dục sớm não bộ trẻ, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm làm việc thực tế ở nhiều lĩnh vực chuyên môn

Parent Coach Thanh Nguyễn là một Chuyên Gia Đào Tạo Phụ Huynh về Khoa Học Não Bộ trẻ được cấp bằng bởi National ICTCs; đồng thời là chuyên gia Đào Tạo Phụ Huynh về Dạy con Kỉ Luật Tích Cực được cấp chứng chỉ từ Positive Discipline Association và người khai vấn cha mẹ được cấp bằng từ Master Transformation Academy

Parent Coach Thanh Nguyễn là người sáng lập dự án Dạy Trẻ Đọc Sách Đa Ngôn Ngữ PF2B (Paper Flash To Book) với định hướng Kiến Tạo Năng Lực Tự Đọc Sách Từ Nhỏ cho trẻ, kích hoạt tối đa các liên kết neuron thần kinh trong bộ não trẻ ngay từ giai đoạn thai kì – 6 tuổi

Các khóa học giáo dục sớm

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC MIỄN PHÍ

Khoá học sắp khai giảng

Bấm nút Đăng Kí để có thể nhận được thông báo sớm nhất khi Khoá học ra mắt nhé
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC MIỄN PHÍ

Thời gian đăng ký chỉ còn

Ngày
Giờ
Phút
Giây

XIN CHÀO BẠN!

Khóa học  Bí Mật Não Bộ Thiên Tài Giúp Trẻ Đọc Sách Đa Ngữ Thành Thạo từ Thai Kì – 6 Tuổi qua phương pháp PF2B® 
đang mở đăng kí Miễn Phí!
  • Khóa học dựa trên nền tảng Brain Rule (Khoa Học Não Bộ) giúp trẻ phát huy khả năng đọc chữ & sách từ bào thai theo trình tự Não Phải trước – Não Trái sau một cách hiệu quả
  • PF2B® là chương trình độc quyền và duy nhất đăng kí bảo vệ chất xám từ Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam về phương pháp Dạy Trẻ Đọc Sớm Đa Ngôn Ngữ hoàn toàn không sử dụng Flash Card điện tử
  • Nhanh tay Đăng kí Khóa Học Miễn Phí 2 Ngày để học được những kiến thức giá trị này Ba Mẹ nhé!