Giáo dục sớm cho bé 7 tháng là một trong những giai đoạn quan trọng hình thành tư duy và sự phát triển trí tuệ của bé. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ba mẹ chưa nắm được những kiến thức cần có về sự phát triển của bé trong giai đoạn này dẫn đến những sai lầm trong cách giáo dục, dẫn đến những hệ lụy không đáng có. Hôm nay, hãy cùng Parent Coach Thanh Nguyễn tìm hiểu sâu hơn về giáo dục sớm cho bé 7 tháng trong bài viết này nhé!
Giáo dục sớm là gì?
Trước khi tìm hiểu về giáo dục sớm cho bé 7 tháng, ba mẹ cần nắm được khái niệm giáo dục sớm là gì? Giáo dục sớm là một thuật ngữ được sử dụng trong những năm gần đây, dùng để chỉ các phương pháp giáo dục được áp dụng trong giai đoạn 0-6 tuổi.
Sở dĩ gọi là giáo dục sớm bởi vì chương trình giáo dục chính thức của chính phủ các nước (trong đó có Việt Nam) thường bắt đầu khi trẻ đạt 6 tuổi, do đó các phương pháp giáo dục được áp dụng trong giai đoạn trước đó sẽ được gọi là giáo dục sớm.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học từ khắp nơi trên thế giới, 0-6 tuổi là giai đoạn phát triển ngoạn mục của kích thước và mật độ liên kết neuron thần kinh não bộ của bé. Do đó, những phương pháp giáo dục sớm phù hợp được áp dụng trong giai đoạn này sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Giáo dục sớm cho bé 7 tháng là các phương pháp giáo dục phù hợp với các đặc điểm phát triển của bé 7 tháng tuổi. Những phương pháp này sẽ kích thích sự phát triển thể chất vận động lẫn trí não của bé thông qua những hoạt động vui chơi và phương pháp giáo dục đặc biệt trong giai đoạn 7 tháng tuổi.
Xem thêm: Giáo dục sớm cho trẻ là gì? Những điều cần biết về giáo dục sớm
Tầm quan trọng của giáo dục sớm
Có rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề giáo dục sớm cho bé 7 tháng tuổi nói riêng và giáo dục sớm nói chung. Nhìn chung, đây đều là những phương pháp giáo dục được áp dụng vào giai đoạn đầu đời của bé. Nhiều phụ huynh cho rằng đây là giai đoạn ăn – ngủ – chơi của bé, không nên gò ép bé học sớm sẽ đánh mất tuổi thơ cũng như hồn nhiên, vô tư của bé.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, giai đoạn 0-6 tuổi là giai đoạn “vàng” phát triển của não bộ bé. Nếu tận dụng đúng cách, ba mẹ có thể sớm phát huy những khả năng cũng như tiềm năng của bé, đồng thời tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển và thành công trong tương lai của bé.
Theo nghiên cứu về khoa học não bộ, phần lớn quá trình phát triển của não bộ con người sẽ diễn ra vào giai đoạn 0-6 tuổi. Vào 9 tháng đầu tiên, não bộ đã có sự tăng trưởng vượt bật so với khi mới sinh, trọng lượng não theo ghi nhận tăng gấp 2 lần. Và khi bé đạt 1 tuổi, não bộ của bé đã đạt gần 66.7% kích thước não của người lớn (Knickmeyer et al., 2008). Cho đến năm 3 tuổi, kích thước não bộ đã phát triển một cách ngoạn mục đến 90% kích thước não người lớn.
Và đến năm 6 tuổi, não bộ của bé đã hoàn thiện đến 95% so với bộ não của người trưởng thành. Tuy nhiên, đây chỉ là sự phát triển về kích thước não bộ của bé, nếu không biết cách tận dụng cũng như kích thích sự phát triển trong giai đoạn này, các chức năng và tiềm năng của bé sẽ khó có thể kích hoạt một cách nhanh chóng và hiệu quả được.
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và các khả năng tư duy, ngôn ngữ của bé là những kết nối neuron thần kinh. Neuron thần kinh là tên gọi của tế bào thần kinh, não bộ mỗi người từ khi sinh ra sẽ có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh. Và khác với những tế bào khác, tế bào thần kinh không có khả năng sản sinh thêm hoặc được tái tạo.
Đồng thời, các neuron thần kinh này sẽ được pruning (cắt tỉa) liên tục đối với những tế bào thần kinh sinh ra nhưng không được kích hoạt sẽ bị cắt tỉa dần đi. Do đó, nếu ba mẹ không tận dụng giai đoạn đầu đời để kích thích sự phát triển của các neuron thần kinh trong não của bé, bé sẽ khó có thể phát huy được hết những tiềm năng vốn có bởi vì các neuron thần kinh không được kích hoạt đã sớm bị cơ thể loại bỏ.
Một trong những hệ quả của việc bỏ qua giai đoạn giáo dục sớm 0-6 tuổi đó là trẻ sau 6 tuổi khó có thể kích hoạt khả năng ngôn ngữ, cụ thể là học một ngôn ngữ khác như người bản xứ bởi vì tần số sóng âm của ngôn ngữ đó đã không được kích hoạt một cách liên tục và đều đặn trong giai đoạn nhạy cảm ngôn ngữ 0-3 tuổi.
Ba mẹ là nhân tố chính quyết định phương pháp giáo dục sớm cho con trẻ vì trong giai đoạn này con trẻ hoàn toàn không thể tự quyết định được. Tuy nhiên đây lại là giai đoạn quyết định tương lai phát triển của bé, do đó ba mẹ cần cực kỳ cân nhắc và trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết để có thể giáo dục sớm cho con, đặc biệt là giáo dục sớm cho bé 7 tháng, giai đoạn nhạy cảm phát triển của não bộ.
Đặc điểm phát triển của bé 7 tháng tuổi
Giai đoạn 7 tháng tuổi là giai đoạn nửa cuối năm sơ sinh của trẻ, trong giai đoạn này, bé đã có những thay đổi rõ rệt mà ba mẹ có thể dễ dàng quan sát và nhận biết. Trong quá trình giáo dục sớm cho bé 7 tháng tuổi, ba mẹ cũng cần phải nắm được những đặc điểm phát triển này để đảm bảo áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp, đồng thời theo dõi để nhận biết được mức độ phát triển của bé. Dưới đây là những đặc điểm phát triển của bé 7 tháng tuổi:
- Khả năng vận động: Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, khả năng vận động của bé đã phát triển đáng kể, đặc biệt là các kĩ năng vận động thô (khả năng vận động các nhóm cơ lớn) đã được nhuần nhuyễn hơn và bắt đầu phát triển kĩ năng vận động tinh (khả năng vận động của các ngón tay, bàn tay). Trong giai đoạn 7 tháng tuổi, bé sẽ có thể thực hiện những hành động dưới đây, ba mẹ cần theo dõi và khuyến khích trẻ phát triển những kĩ năng này:
- Điều khiển và phối hợp giữa ngón trỏ và ngón cái để cầm nắm đồ vật.
- Ném hoặc đưa thức ăn, đồ vật lên miệng.
- Có thể với lấy đồ vật ở gần và cầm nắm đồ vật chắc hơn.
- Một trong những sự phát triển thể chất vận động rõ rệt của trẻ trong giai đoạn 7 tháng tuổi là khả năng lật nằm sấp hoặc nằm ngửa. Đây sẽ là sự chuẩn bị cho khả năng bò của bé trong giai đoạn sau, do đó ba mẹ cần theo sát để luyện tập và sẵn sàng hỗ trợ bé khi bé bắt đầu tập bò trong giai đoạn sau.
- Khi đạt 7 tháng, trẻ sẽ có thể tự ngồi dậy.
- Khả năng nhận thức: Như đã trình bày ở phần đầu bài viết, đây là giai đoạn não bộ của bé phát triển đáng kể, do đó bé 7 tháng tuổi cũng sẽ có những sự thay đổi nhận thức rõ rệt mà ba mẹ có thể dễ dàng nhận ra như:
- Bé 7 tháng tuổi đã có thể nhận thức được sự tồn tại của những đồ vật xung quanh, ba mẹ có thể chơi với trẻ trò “ú òa” vì trẻ rất thích sự thay đổi giữa biến mất và xuất hiện của đồ vật.
- Bé 7 tháng tuổi sẽ thể hiện sự tò mò và hiếu kì với những đồ vật và môi trường xung quanh, do đó bé sẽ có biểu hiện thích những đồ vật có màu sắc sặc sỡ, nhiều màu và tìm cách lấy chúng.
- Trẻ đã bắt đầu có sự nhận biết tên của mình và phản ứng khi có người khác gọi tên. Bên cạnh đó, trẻ cũng đã có thể nhận dạng một số giọng nói quen thuộc như giọng của ba mẹ.
- Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu nhận thức được việc người lớn nói chuyện, giao tiếp với nhau, do đó trẻ cũng bắt đầu bắt chước bập bẹ để giao tiếp với ba mẹ.
- Giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu biết dùng âm thanh hoặc hành động để thu hút sự chú ý của người lớn.
- Khả năng thể hiện cảm xúc: Trẻ 7 tháng tuổi đã bắt đầu biết biểu lộ cảm xúc trước những sự vật, sự vật diễn ra xung quanh:
- Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể phân biệt người quen và người lạ, có thể biểu hiện cảm xúc vui mừng khi gặp người quen và e dè, sợ hãi khi gặp người lạ.
- Trẻ đã biết biểu lộ cảm xúc thích hoặc không thích một sự vật, sự việc nào đó.
- Trẻ 7 tháng tuổi thường có xu hướng thích bắt chước theo cảm xúc của những người xung quanh, ví dụ trẻ sẽ cười khi thấy người xung quanh cười, khóc khi thấy những đứa trẻ xung quanh khóc.
Tóm lại, ở giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ thường có sự phát triển rõ rệt về cảm xúc và nhận thức hơn là thể chất và vận động. Tuy nhiên, cũng có thể ghi nhận một số sự phát triển về thể chất khá quan trọng ở giai đoạn này là bé đã có thể tự ngồi và chuẩn bị tập bò. Việc áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho bé 7 tháng tuổi sẽ giúp bé phát triển tốt và toàn diện hơn.
Những lưu ý trong quá trình giáo dục sớm cho bé 7 tháng
Giáo dục sớm cho bé 7 tháng tuổi là một trong những yếu tố quan trọng tạo nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển của bé sau này. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, ba mẹ cũng cần lưu ý một số đặc điểm phát triển đặc thù của bé để có thể áp dụng những phương pháp giáo dục sớm cho bé 7 tháng phù hợp nhất:
- Khi giáo dục sớm cho bé 7 tháng thông qua thính giác, nên cho bé nghe những thể loại nhạc nhẹ nhàng, vui tươi. Tránh sử dụng những thể loại nhạc EDM, rock hay dance vì đây là những thể loại nhạc có beat mạnh cũng như tần số cao, có thể làm ảnh hưởng hoặc tổn thương đến thính giác của bé.
- Ở giai đoạn này, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp giáo dục sớm cho bé 7 tháng thông qua thị giác bằng cách cho bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhìn ngắm cảnh quan, đường phố. Đồng thời, ba mẹ cũng nên chỉ cho bé thấy và nói cho bé nghe về những sự vật xung quanh, giúp bé học được cách tập trung và nhận biết sự vật hiện tượng.
- Đặc biệt, ở giai đoạn 7 tháng tuổi, theo khuyến cáo của CDC (Centers for Disease Control & Prevention), 0-2 tuổi là giai đoạn không screentime (thời gian tiếp xúc với màn hình điện tử), do đó ba mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với màn hình điện thoại hoặc tivi, máy tính trong giai đoạn này.
- Ở giai đoạn 7-12 tháng tuổi, ba mẹ nên trực tiếp bế bé thay vì cho bé ngồi xe đẩy để bé có thể cảm nhận được cơ thể và từng bước đi của ba mẹ, từ đó việc học hỏi các sự vật xung quanh cũng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Khi giáo dục sớm cho bé 7 tháng tuổi, không nên ngăn cản bé mút tay vì đây là biểu hiện của sự phát triển về thể chất, bé đã có thể điều khiển tay và các khớp ngón tay theo ý muốn, nếu bạn ngăn cản bé ở giai đoạn này sẽ khiến bé cảm thấy không tự tin và ảnh hưởng đến những sự phát triển thể chất và tâm lý sau này. Thay vào đó, hãy giữ cho tay bé luôn sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào miệng.
- Ba mẹ nên thường xuyên trò chuyện với bé để có thể phát triển khả năng ngôn ngữ và các giác quan khác của bé, đồng thời tạo mối liên kết tình cảm giữa bé và ba mẹ, đây là một cách giáo dục sớm cho bé 7 tháng hiệu quả.
Khi áp dụng các phương pháp giáo dục sớm cho bé 7 tháng tuổi, ba mẹ nên lưu ý những điều trên để đảm bảo có thể mang đến một môi trường phát triển toàn diện và tốt nhất cho bé.
Các trò chơi phù hợp để giáo dục sớm cho bé 7 tháng
Nhiều phụ huynh quan niệm không nên áp dụng các biện pháp giáo dục sớm cho bé 7 tháng vì không muốn làm mất đi giai đoạn vui chơi hồn nhiên của bé, khiến bé già trước tuổi. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, hầu hết những phương pháp giáo dục sớm đều lồng ghép giữa học mà chơi, chơi mà học. Do đó, bé sẽ vừa được kích thích sự phát triển toàn diện, được học hỏi những điều mới, vừa được vui chơi.
Dưới đây là một số trò chơi phù hợp để giáo dục sớm cho bé 7 tháng:
- Trò chơi tập trườn: Một trò chơi quen thuộc khi giáo dục sớm cho bé 7 tháng, ba mẹ sẽ để những món đồ chơi mà bé yêu thích ở trước mặt, sau đó tạo một vài vật cản bằng gối, mền và cổ vũ, khuyến khích bé trườn đến để lấy những món đồ chơi đó.
- Trò chơi tập bò: Giai đoạn 7-12 tháng là giai đoạn mà bé bắt đầu tập bò, thay vì để bé tự phát huy khả năng bò, ba mẹ có thể dạy cho trẻ bằng cách luồn một chiếc khăn đã được cuộn tròn dưới bụng của bé, sau đó nhẹ nhàng nâng bé lên giống tư thế bò để bé tập di chuyển.
- Trò chơi vỗ tay: Khi giáo dục sớm cho bé 7 tháng, ba mẹ có thể dạy bé một số trò chơi vận động, điển hình là trò vỗ tay. Ba mẹ sẽ vỗ tay và cổ vũ, cười nói để bé làm theo hành động này. Trò chơi vỗ tay này sẽ kích thích sự phát triển thể chất vận động của bé, giúp bé thuần thục trong việc điều khiển và vận động tay chân.
- Dạy bé vẫy tay chào: Bé 7 tháng tuổi đã có thể điều khiển tay chân theo ý muốn, do đó khi giáo dục sớm cho bé 7 tháng tuổi, ba mẹ có dạy bé những hành động như vẫy tay chào khi có người rời khỏi, đồng thời ba mẹ cũng lặp lại những từ như “Tạm biệt”, “Bye Bye” để bé có thể nhận thức được đó là hành động tạm biệt khi một người đi khỏi.
- Trò chơi đếm ngón tay: Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, ba mẹ đã có thể bắt đầu dạy trẻ nhận biết số thông qua việc đếm ngón tay. Việc giáo dục sớm cho bé 7 tháng tuổi sẽ giúp bé có thể tiếp thu và học đếm dễ dàng hơn khi lớn. Để chơi trò đếm ngón tay với bé, ba mẹ có thể dùng bút vẽ những hình ngộ nghĩnh lên đầu ngón tay, sau đó vừa hát vừa đếm ngón tay bằng cách cụp lần lượt từng ngón tay xuống cho bé xem.
- Trò chơi âm nhạc: Đây là một trò chơi khá phổ biến trong các phương pháp giáo dục sớm cho bé 7 tháng tuổi, ba mẹ có thể sử dụng bộ đồ chơi chuông màu sắc bao gồm những nốt nhạc khác nhau và gõ cho bé nghe từng nốt nhạc, chú ý đến phản ứng của bé khi nghe những nốt nhạc này.
- Dạy bé bốc nhón: Bốc nhón là hình thức bốc thức ăn bằng ngón trỏ và ngón cái. Như đã trình bày ở phần đầu bài viết, giai đoạn 7 tháng tuổi bé đã bắt đầu những kĩ năng vận động tinh. Việc dạy cho bé bốc nhón sẽ giúp bé phát triển linh hoạt và nhanh chóng hơn. Ba mẹ nên cắt nhỏ thức ăn mềm và cho vào dĩa cho bé tự bốc, nếu bé không thể bốc được thì ba mẹ đưa thức ăn vào 2 ngón tay của bé và dạy bé cách cầm bằng 2 ngón.
Những trò chơi phía trên rất phù hợp để giáo dục sớm cho bé 7 tháng, giúp bé phát triển thuần thục các kĩ năng vận động và trí não một cách tự nhiên mà không gò bó, gượng ép.
Chương trình giáo dục sớm PF2B
Giáo dục sớm cho bé 7 tháng tuổi được xem là một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục sớm cho trẻ. Cũng như tất cả những giai đoạn khác, giáo dục sớm cho bé 7 tháng tuổi cũng cần được áp dụng những phương pháp, cách dạy phù hợp. Do đó, ba mẹ cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về giáo dục sớm để có thể đồng hành cùng con trong giai đoạn nhạy cảm này.
Chương trình giáo dục sớm PF2B (Paper Flash To Book) là chương trình giáo dục sớm được áp dụng từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ đến khi bé 6 tuổi, bao gồm cả giai đoạn giáo dục sớm cho bé 7 tháng. Đây là chương trình giáo dục sớm đầu tiên và duy nhất kích hoạt khả năng đọc chữ và sách đa ngôn ngữ cho trẻ ngay từ giai đoạn bào thai tới 6 tuổi mà không sử dụng Flashcard điện tử, đã được cấp quyền bảo vệ Sở Hữu Trí Tuệ từ Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
Chương trình giáo dục sớm PF2B được nghiên cứu và phát triển bởi Parent Coach Thanh Nguyễn – Certified Parent Educator (Chuyên Gia Đào tạo cha mẹ) được chứng nhận bởi National ITCTs. Chương trình này đã giúp hàng trăm em bé trong nước và trên thế giới đọc chữ và sách thành thạo ở giai đoạn từ 1-3 tuổi.
Chương trình bao gồm các khóa học như khóa học PF2B thai giáo toàn não dành cho giai đoạn bé còn trong bụng mẹ, khóa học PF2B đọc sách toàn não ngôn ngữ Việt và khóa học PF2B đọc sách toàn não ngôn ngữ Anh cho bé từ 0-6 tuổi.
Nếu ba mẹ đang tìm kiếm một phương pháp giáo dục sớm cho bé 7 tháng tuổi, nhất định không thể bỏ qua chương trình giáo dục sớm PF2B. Chương trình giáo dục sớm này sẽ kích thích sự phát triển toàn diện của cả 2 bán cầu não trái và não phải, vạch ra lộ trình dạy con theo đúng thứ tự phát triển não bộ là Não Phải Trước – Não Trái Sau.
Mục đích của chương trình giáo dục sớm PF2B không nằm ở số lượng ngôn ngữ mà bé học được, mà là số lượng các kết nối số lượng và chất lượng của liên kết neuron thần kinh trong mỗi tế bào não bộ của con. Bởi khi số lượng các liên kết neuron được kích hoạt lên càng nhiều & bền vững, đặc biệt là vùng Não Phải Thiên Tài trong giai đoạn 0-3 tuổi thì trẻ sẽ càng thông minh, nhanh nhẹn một cách toàn diện.
Tổng kết
Giáo dục sớm cho bé 7 tháng tuổi là bước xây dựng nền tảng quan trọng cho sự phát triển sau này của trẻ. Để tìm hiểu thêm về kiến thức não bộ của trẻ sơ sinh, các phương pháp Thai Giáo Não Trái & Não Phải từ Thai Giáo Toàn Não đã được bảo vệ bản quyền Sở Hữu Trí Tuệ, sự liên hệ chặt chẽ giữa kết quả khóa học thai giáo và giai đoạn chào đời của trẻ qua phương pháp PF2B cũng như giá trị khóa học mang lại, ba mẹ có thể tham gia 2 ngày chia sẻ miễn phí của Parent Coach Thanh Nguyễn tại đây ba mẹ nhé!
Để tìm hiểu thêm về những kiến thức hữu ích trong quá trình giáo dục sớm cho trẻ, hãy ghé thăm blog chia sẻ của Parent Coach Thanh Nguyễn ba mẹ nhé!
Parent Coach Thanh Nguyễn
Địa chỉ: Vinhome Grand Park, TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Phone: 0984 000 963
Email: ngtngocthanh369@gmail.com
Website: https://nguyenthingocthanh.com