Tầm quan trọng của việc khám tiền hôn nhân trước khi mang thai
Khám tiền hôn nhân trước khi mang thai là một việc làm quan trọng mà các bậc cha mẹ cần phải lưu ý, nó không những ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn về hạnh phúc gia đình sau hôn nhân, tạo sự tin tưởng cho các cặp đôi trước khi bước vào hôn nhân, cũng như trước khi đi đến quyết định mang thai
Ai cần quan tâm đến khám hôn nhân?
Tiền hôn nhân là giai đoạn từ lúc một người bắt đầu có khả năng sinh sản đến khi kết hôn, bao gồm cả trẻ vị thành niên khi đã bắt đầu có khả năng sinh sản, cho đến những người lớn tuổi hơn (thậm chí 30 – 40 tuổi) mà chưa từng kết hôn. Đây là những đối tượng cần được quan tâm đến những vấn đề thuộc nội dung chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.
Thực tế hiện nay, các cặp đôi thường chỉ bắt đầu đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi chuẩn bị kết hôn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đi khám sớm hơn để sàng lọc các vấn đề sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, tốt nhất nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu là 3 – 6 tháng trước khi kết hôn để có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.
Tại sao cần phải khám tiền hôn nhân
- Giúp ba mẹ đánh giá được tình trạng sức khỏe sinh sản, sàng lọc và phát hiện sớm những bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản để điều trị kịp thời
- Có kế hoạch tốt cho việc mang thai và sinh con khỏe mạnh, loại bỏ nguy cơ con cái mắc bệnh di truyền
- Tạo tâm lý thoải mái cho cả 2 khi tiến tới hôn nhân
- Phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai cần kiểm tra sức khỏe rất chi tiết vì ở tuổi này dễ gặp các vấn đề như sinh non, nhau tiền đạo, tiền sản giật.
Tiền hôn nhân cần phải khám những gì
1. Khám Sức khỏe Tổng quát:
- Kiểm tra sức khỏe chung ( huyết áp, cân nặng,chiều cao, thị lực), tiền sử bệnh, bệnh truyền nhiễm
- Tiến hành các xét nghiệm
– Kiểm tra đường huyết để phát hiện sớm bệnh tiểu đường
– Xét nghiệm máu: đánh giá số lượng bạch cầu, hemoglobin để phát hiện thiếu máu
– Kiểm tra chức năng gan, thận
– Xét nghiệm HIV, Viêm gan Siêu vi B: đề phòng lây nhiễm qua đường tình dục hoặc từ mẹ sang con
– Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện nhiễm trùng tiểu, thận
– Điện tâm đồ: kiểm tra hoạt động của tim
2. Khám chức năng sinh sản
Nữ giới
- Khám phụ khoa kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
- Siêu âm tử cung, buồng trứng, u xơ cổ tử cung, kiểm tra hormone estrogen, progesterone
- Tầm soát ung thư vú, siêu âm vú
Nam giới
- Khám cơ quan sinh dục
- Siêu âm tuyến tiền liệt, tình dục đồ, kiểm tra hormone testosterone để đánh giá khả năng sinh sản dựa vào các dấu hiệu tinh dịch
3. Thời gian phù hợp
- Ít nhất 1 tháng trước khi mang thai
4. Cần chuẩn bị những gì
- Sổ tiêm chủng, giấy tờ cá nhân, tiền sử bệnh, thắc mắc cần được giải đáp
- Giữ bụng rỗng 8-12 tiếng để kết quả xét nghiệm chính xác
- Không khám khi ở trong kỳ kinh nguyệt
Tham khảo nhiều bài viết hơn về chủ đề Hành Trình Giáo Dục Sớm, chuyên mục Trước Mang Thai (Pre-Pregnancy) tại đây